Cuộc chiến game Việt trên... Google
Thị trường game online cũng giống như chiến trường kinh tế thông
thường, vì thế các cuộc đối đầu trực diện giữa doanh nghiệp phát hành
trò chơi với nhau là điều dễ hiểu. Vô hình chung đó chính là động lực
khiến ngành MMO phát triển dần. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều cuộc
cạnh tranh quy mô giữa các NPH, ví dụ như cuộc đối đầu giữa 3 đại gia
VTC - VNG - FPT thông qua 3 MMOFPS là Đột Kích - Biệt Đội Thần Tốc - Đặc
Nhiệm Anh Hùng chẳng hạn. Trên nhiều phương diện, các NPH thường cạnh
tranh nhau giữa các thể loại game. Ngay khi đối thủ của mình tung ra một
tựa game với lối chơi mới lạ nào đó là ngay lập tức, các NPH còn lại
cũng sẽ cố gắng tìm được một trò chơi tương tự để dành lại thị phần.
Cuộc chiến giữa các MMOFPS từng nổ ra giữa 3 đại gia VTC, VNG và FPT.
Webgame chính là một miếng bánh khá ngon mà trong đó, rất nhiều các
NPH đều đang khai thác. Kể từ đầu năm tới nay thì đã có khoảng tới hơn
50 Webgame được phát hành ở Việt Nam và con số này sẽ còn tiếp tục tăng
vào cuối năm. Điều đáng nói là mặc dù số lượng khá nhiều nhưng đồ họa,
lối chơi của nhiều Webgame lại na ná giống nhau và thậm chí nhiều
Webgame còn cùng chung 1 nhà sản xuất bên Trung Quốc. Chính vì vậy, việc
này đã dẫn đến tình trạng đôi lúc, game thủ còn chẳng nhớ nổi Webgame
nào là Webgame nào, cũng như tên của các Webgame mới đang được phát hành
trong thời gian gần đây.
Với đặc tính chơi trên trình duyệt, tất nhiên, người chơi sẽ phải đăng nhập vào server từ trang chủ của chính tựa game đó. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì số lượng các Webgame quá nhiều, lại giống nhau và đặc biệt là tên của trang chủ lại rất hay thay đổi và đi kèm với tên miền của NPH như game5, soha, sgame, tik... nên game thủ thường rất khó nhớ. Trên thực tế, nhiều người thường vào trang chủ của game bằng cách... tra Google với việc gõ tên đầy đủ của chính trò chơi đó.
Search tên game này lại ra... game khác.
Cái khó ló cái khôn, nắm bắt được tâm lý này của game thủ, nhiều
NPH đã nhanh trí tìm ra cách quảng cáo tên tuổi của game mình trên
Google. Cụ thể, đó là việc NPH đã kết hợp với Google để đăng quảng cáo
dựa trên các từ khóa chính là các tên game. Rõ ràng hơn, khi bạn gõ một
tên game online nào đó thì ngoài việc tìm được trang chủ của tựa game
đó, chúng ta còn nhận thêm được quảng cáo về game online khác ở kết quả
đầu tiên.
Tất nhiên, khi thực hiện hình thức quảng cáo này thì NPH thường bắt tay với Google dựa trên các từ khóa hot, cũng là tên những Webgame đang khá hot hiện nay. Qua một thời gian khảo sát trên Google thì những Webgame đông người chơi nhất làng game Việt hiện nay như Tam Quốc Truyền Kỳ, Chân Long Giáng Thế, Võ Lâm Chi Mộng... hay các Webgame mới được phát hành như Cung Đình Kế, Thủy Hử Chi Mộng... đều "dính" phải hình thức quảng cáo này.
Chưa bàn về tình đúng sai của hình thức quảng cáo này nhưng một số
NPH đang tỏ ra không vừa lòng khi tên game của họ lại bỗng nhiên trở
thành chiêu PR cho một tựa game online khác không phải do mình quản lý.
Theo họ, hình thức quảng cáo này là không đứng đắn và có phần sai trái.
Không chỉ có vậy, nếu điều này lan rộng ra nhiều game online thì sẽ rất
dễ đến việc nhiều người chơi bị "loạn" vì khi search game này lại ra
tận... vài ba tựa game khác, thậm chí không thể tìm được game mình cần
vì "hoa mắt" trước các dòng quảng cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét