đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Làm sạch đồ gốm sứ.

Đồ gốm sứ để trưng hoặc sử dụng lâu ngày thường bám các vết bẩn nhìn không đẹp. Dưới đây là một cách dễ dàng làm sạch lại đồ Pottery, sứ cũ.
Đối với các vết bẩn ở đồ sứ thông thường là do bị xước, lâu ngày bám bụi thành vết bẩn trông không đẹp.
do-gom-su1

Bạn lấy muối và giấm hòa theo tỉ lệ 1:1 rồi đem đun nóng cho tan hết muối. Dùng khăn ẩm phủ lên vết bẩn một lúc rồi lấy khăn hơi ráp thấm nước giấm chùi mạnh, vết bẩn sẽ hết.
do-gom-su2
Với đồ sứ nhám, bạn hòa xà bông với nước, thả đồ sứ vào và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn.

Làng gốm sứ Bát Tràng.

Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng, đến đầu làng ta đã bắt đầu thấy những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, rải dài theo ngõ ngách khắp làng; cả hàng mộc, thô cho đến những thành phẩm trau chuốt, bóng bẩy, đa hình, đa sắc; cả đồ dân dụng cho đến hàng mỹ nghệ đắt tiền...

Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi, râu tóc đã bạc trắng, từ làng Bồ Bát trong Thanh Hóa đến Bát Tràng hành nghề, dựng nghiệp, rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng. (Gọi là gốm bàn xoay, bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn). Câu chuyện về cụ nghệ nhân tóc bạc trắng chỉ là truyền khẩu. Còn theo những gì được ghi lại trong sử sách thì làng nghề Bát Tràng cũng đã có đến 500 năm tuổi. Một số thư tịch cổ có ghi việc thời Lê sơ, thế kỷ 15, các cống phẩm triều đình cống nạp cho nhà Minh bên Trung Quốc gồm các sản vật quý như gấm, vóc, lụa là, châu ngọc , và có cả đồ gốm Bát Tràng. Nhưng có thể nói, nghề gốm ở Bát Tràng cực thịnh là vào thế kỷ 16, thế kỷ 17. Nhiều đồ thờ quý giá ở những đình, đền, chùa, miếu còn đến nay, thấy có ghi tên tuổi những người cúng tiền và thời gian chế tác, thì biết những đồ gốm Bát Tràng cực kỳ đẹp cả cốt, dáng, nét và men đã ra đời vào thời Mạc Mậu Hợp và thời Lê trung hưng.

Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn. Gốm đàn là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài. Quy trình gia công này có công đoạn phải đàn cho "xương" và "da" gốm mỏng ra, do vậy mới gọi là đồ đàn. Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dương hoặc mua của Thổ Hà bên Bắc Ninh. Lò đàn của Bát Tràng truyền thống làm theo cấu trúc dưới vuông trên cuốn. Khi đưa đồ vào nung phải xếp trong những bao thơi. Bao thơi là 4 viện gạch vuông cỡ lớn, rộng chừng 33cm, dày 8 đến 9cm, ghép lại thành hình hộp, trong lòng vừa đặt 4 cọc bát hoặc những đồ khác tương đương. Các bao thơi chứa đồ gốm bên trong được xếp vào lò, chồng lên nhau từ thấp lên cao. Mỗi mẻ lò nung được hàng trăm ngàn bát đĩa. Gạch làm bao thơi sau mỗi lần dùng, nếu không vỡ, sẽ được dùng tiếp cho lần sau. Bởi thế mà độ già, độ rắn chắc của gạch này rất cao, chất lượng tuyệt tốt, nên người tứ xứ ưa mua loại gạch này về để xây cất.

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Pottery, gốm sứ

Đến thế kỷ XVIII, làng gốm Bát Tràng vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Bến Bát Tràng bên sông Hồng trở thành nơi buôn bán sầm uất. Đến thế kỷ XIX, Bát Tràng vẫn là một trung tâm đồ gốm nổi tiếng của Thăng Long-Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, loại gạch vuông có chất lượng cao đã đi vào những câu ca dao quen thuộc, được lưu truyền trong nhân dân: “Ước gì anh lấy được nàng. Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn.

Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất : độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong vào sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc. Tiếc thay, đến nay loại men quý này đã bị thất truyền. Câu nói truyền miệng của người Bát Tràng "nhất nho, nhì lý" không chỉ nhằm ca ngợi thứ đặc sản của quá khứ vinh quang, mà còn như một lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay gắng sức tìm lại giá trị ông cha đã đạt được. Riêng hai loại men rạn, là rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng rất có giá trị từ xưa, thì ngày nay các nghệ nhân chế tác rất thành công.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp.

Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

Ngày nay, đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng quê này luôn luôn sôi động. Không khí lao động hối hả, tấp nập, xe ô tô chuyên chở vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ.


Những đồ gốm Bát Tràng đặc biệt

Ceramic - Đây là chiếc đĩa lớn 1m2, trong thời điểm này đây là chiếc đĩa lớn nhất tại làng Bát Tràng. Do gia đình ông Phạm Xuân Hòa sản xuất.
Gốm sứ
Với những nét vẽ bay bướm, cảnh vật sơn thủy như hiện ra sống động trước mắt người xem. Để có làm ra được một chiếc đĩa như thế rất khó và rất ít người có thể làm được. Nếu bạn có dịp về Bát Tràng có thể hỏi thăm nhà ông Phạm Xuân Hòa xóm 3 Bát Tràng, để thăm quan.

Trên đây là hình ảnh ông Phạm Xuân Hòa, ngoài những chiếc đĩa vẽ sơn thủy. Gia đình ông còn sản xuất những chiếc đĩa đắp chữ nho, chữ nho sứ để đắp tại đền chùa.


Hy vọng bài viết giới thiệu cho bạn thêm một sản phẩm đẹp và đặc biệt của lànggốm Bát Tràng.

Tác giả: HoangOH
Tags: Pottery & Ceramic

Gốm và sứ khác nhau thế nào

Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao.
Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liêu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery) , sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như : gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biêt.
Pottery
Ảnh minh họa: Pottery - Gốm và sứ
Gốm: Vấn đề tên gọi và sự phân loại (Tạp Chí Văn Hóa Dân Gian Số 1(97)/05)

Trong một tác phẩm xuất bản gần đây nhất, năm 2001, Trần Khánh Chương, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu gốm, đã đặt tên cho cuốn sách của mình là Gốm Việt Nam, từ đất nung đến sứ (Trần Khánh Chương 2001). Như vậy, chỉ riêng cái tên của một cuốn sách đã bao quát cả một diễn trình, một dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại của nghệ thuật gốm Việt Nam. Từ đất nung đến sứ là một chặng đường dài gần một vạn năm với những biến cố thăng trầm mà cho đến thời điểm hiện nay, ngay cả trong giới nghiên cứu, những khái niệm, những tiêu chí để phân loại gốm dường như vẫn chưa được thống nhất.

Việc chưa được thống nhất những thuật ngữ về gốm đã dẫn đến tình trạng rất khó xác định niên đại, hoặc nói cách khác là rất khó định vị thời điểm khai sinh ra một loại gốm. Ví dụ, nếu theo những tiêu chí A thì loại hình sứ – được coi là đỉnh cao của nghệ thuật gốm, ra đời từ thời Lý (thế kỉ X, XI); còn nếu theo tiêu chí B thì loại hình này mãi tới nửa sau thế kỉ XX mới xuất hiện ở Việt Nam (đánh dấu bằng sự ra đời của nhà máy sứ Hải Dương, năm 1960). Như vậy, xuất phát từ 2 quan điểm, 2 tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu đã làm cho niên đại ra đời của sứ “vênh” nhau tới 10 thế kỉ. Người ta có thể đặt câu hỏi : Thế nào là sành, thế nào là đất nung, sứ có nằm trong “họ nhà gốm” không? Các loại sành trắng và sành xốp khác nhau ra sao? Ngoài ra trong sự phát triển đa dạng của nghệ thuật gốm hiện nay, những dòng gốm men ở các tỉnh Nam Bộ thì xếp vào nhánh nào? v.v… và v.v…

Trong lịch sử nghiên cứu nghệ thuật gốm Việt Nam, một trong những người có công lớn trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu là cố giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y. Trong một bài viết đăng trên tập san của Trường Mĩ thuật công nghiệp (số 2, 1975), ông viết: “Cho đến nay, việc định nghĩa từ “gốm” cũng chưa được thống nhất. Điều đó có phần trở ngại trong việc tìm hiểu, phân loại, giới thiệu các loại gốm”. (Nguyễn Văn Y, 1975). Tôi cho rằng, không phải cho tới thời điểm giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y viết bài này, năm 1975, mà cho tới thời điểm hiện nay, việc sử dụng các thuật ngữ xung quanh phạm vi loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều bất cập.

Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất là “Tên gọi chung các sản phẩm được làm từ đất sét, sau được nung qua lửa” (Trương Thị Minh Hằng 1998, tr.125). Còn theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gốm là “Tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v…” (Hoàng Phê 1988, tr.432). Như vậy, trong luận văn và cuốn từ điển nói trên, gốm là một khái niệm bao trùm từ đất nung đến sứ. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu, do quan niệm, hoặc có thể do “ngữ cảnh” này khác, nhiều tác giả đã sử dụng thuật ngữ này như một loại hình riêng trong tương quan so sánh và khu biệt với sành và sứ. Ví dụ, trong một bài viết đăng trên tạp chí khảo cổ, gốm là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của sành (ở đây chỉ loại đất nung). (Trần Anh Dũng, Đặng Kim Ngọc 1985, tr.77). Còn trong một vài trường hợp khác, gốm được dùng để phân biệt với sứ – tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn của sứ thì được gọi chung là gốm (?) (Trần Đức Anh Sơn 2002); hoặc Mộ Thanh, “Lửa hoàn nguyên”, tr.224 – 234). Đôi khi, khái niệm này trở nên “trừu tượng” hơn khi người ta dùng để phân biệt nó với sành: “Tính bảo thủ của sành lâu hơn gốm” (Trịnh Cao Tưởng 2003, tr.102 – 110). Ngoài ra còn có thuật ngữ “gốm sứ” vừa được dùng để chỉ các sản phẩm của họ nhà gốm nói chung, vừa để chỉ riêng những sản phẩm chưa đạt, hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn của đồ sứ (với nghĩa “demi” sứ); và cũng có khi “gốm sứ” được hiểu bao gồm sứ và những đồ gốm có men.

Trong thực tế lịch sử, khi nghệ thuật chế tác sứ đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v… và trở nên hoàn hảo thì người ta không muốn cho sứ vào họ nhà gốm để sứ dễ được đề cao trên thị trường. Đó là tâm lí chung của cả người tiêu dùng chứ không riêng giới thương mại gốm. Nguyễn Văn Y đã giải thích hiện tượng này và đưa ra lời tổng kết như sau: “Gốm là tiếng gọi chung nhất của mấy loại trên. Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên không ít. Một phần còn do nguyên nhân lịch sử: sứ ra đời rất muộn so với họ nhà gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi “Gốm và Sứ”, ở châu Âu thường gọi “Cẻramique et Pocelaine” là đều do thói quen hoặc có dụng ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm” (Nguyễn Văn Y 1976, tr.226).

Cách đây 5 năm, trong công trình Làng gốm Phù Lãng (Trương Thị Minh Hằng, 1998), dựa trên thành quả của những người đi trước, trong đó có tham khảo cuốn sách Nghệ thuật gốm Việt Nam của Trần Khánh Chương, chúng tôi đã phân chia toàn bộ đồ gốm Việt Nam thành 5 loại gốm như sau: 1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ.

Cách phân loại như trên có 2 điểm đáng lưu ý :

- Thứ nhất: lấy xương gốm làm tiêu chí phân loại.

- Thứ hai: lấy niên đại của các loại gốm làm thứ tự phân chia.

Nhìn vào thứ tự của các loại gốm, người ta có thể hiểu rằng loại nào ra đời sớm nhất, loại nào xuất hiện muộn hơn. Tác giả luận văn đã cho rằng, đây được coi là 5 loại hình gốm chính ra đời kế tiếp nhau và cùng tồn tại cho tới tận ngày nay (Trương Thị Minh Hằng 1998).

Cho đến thời điểm hiện nay, việc phân loại và sắp xếp toàn bộ lịch trình phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam theo 5 loại hình gốm như trên về cơ bản không sai, nhưng chưa thật gọn. Nhìn vào “bảng” phân loại, người ta có thể hỏi, tại sao lại không xếp 3 loại sành (sành nâu, sành xốp, sành trắng) thành một “cột” riêng trong khi thứ tự niên đại của các loại gốm không bị xáo trộn. Để có được một cái nhìn tổng quát về sự phát triển phong phú, đa dạng về loại hình của gốm Việt Nam, có thể tham khảo thêm cách phân loại của một số nước khác. Ví dụ ở Nhật Bản, theo Noritake Tsuda, trong cuốn Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (Noritake Tsuda 1990, tr.220), gốm Nhật được phân làm 4 loại: 1. doki (thổ khí): đất nung; 2. toki (đào khí): đất nung có men; 3. sekki (thạch khí): sành và 4. jiki (từ khí): sứ. GS. Kiều Thu Hoạch cho rằng gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành 4 loại như trên. Cách phân loại như vậy được một số nhà khoa học Việt Nam cho là hợp lí, nhưng theo tôi, cách đó vẫn còn bất cập. Bởi lẽ trên thực tế, gốm đất nung có hai loại, có men và không men (xin nhấn mạnh, phần lớn là không men), trong khi sành cũng có 2 loại, sành có men và sành không men (cụ thể hơn, trong các loại sành, chỉ có sành nâu phần lớn thường không có men, còn sành xốp và sành trắng hầu hết có men). Vậy nếu đã tách đất nung thành 2 loại (thổ khí và đào khí) thì sao không tách sành thành 2 loại cho rạch ròi (còn đối với sứ tất nhiên được hiểu là bao giờ cũng có men). Cách phân loại trên chỉ chuẩn xác trong truờng hợp đồ sành được hiểu là (hoặc hiển nhiên là) loại gốm không men. Có thể tham khảo thêm cách phân loại gốm ở Thái Lan – một trong những quốc gia ở Đông Nam á có truyền thống sản xuất gốm từ rất sớm. Trong cuốn Ceramic Art in Thailand (Pariwat Thammapreechakorn & Kritsada Pinsri 1996, tr.171), gốm Thái được chia làm 4 loại. Tiêu chí để phân loại cũng dựa trên xương gốm và nhiệt độ trong lò nung: 1. Terra cotta (at less than 850oC), 2. Earthenware (between 880 – 1.150), 3. Stonware (1.150 -1.300), 4. Porcelain (1.300 – 1.450).

Cách đây ít năm, trong một buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề về gốm Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, người được mời thuyết trình là tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, ông đã chia đồ gốm thành 4 loại : 1. Đất nung, 2. Sành, 3. Sứ, 4. Gốm men. Mặc dù, cách chia này dường như đã bao quát được toàn bộ “phả hệ” gốm Việt Nam; nhưng theo cách trên, nếu xếp tất cả các loại sành có men và đất nung có men vào một “cột” (gốm men) tôi thấy có gì đó không “ổn”. Bản thân thuật ngữ gốm men không tải chứa được cốt lõi bên trong (tức là xương) của gốm. Thực tế, trong khi phân loại, các nhà nghiên cứu và giới sưu tầm cổ vật thường có xu hướng tách loại sành trắng (có men) ra khỏi “cột” gốm men để xếp nó vào “hệ” gốm sứ (một thuật ngữ có nội hàm khá mơ hồ như trên đã nói) và “cột” sành trong “bảng phân loại” trên được hiểu là chỉ những loại sành không men, tức loại sành nâu (là chủ yếu) và một số dạng sành có xương đất phức tạp khác (còn sành trắng và sành xốp phần lớn đều có men). Có thể lấy thêm ví dụ về cách gọi và phân biệt đồ gốm của một số học giả khác như sau: “Sản phẩm của lò gốm Đương xá bao gồm đồ sành và đồ gốm men” (Bùi Minh Trí, Trịnh Hoành Hiệp 2002, tr.567). Như vậy ở đây phải hiểu là đồ sành = đồ không men. Hoặc cụ thể hơn: “Khu Vạn Yên là một di chỉ sản xuất gốm không men (đồ sành) với hàng trăm lò hoạt động sầm uất vào thế kỉ 13-14” (Tăng Bá Hoàng, Nguyễn Duy Cương 2002, tr.563). Khái niệm đồ sành (đồ gốm không men) trong các công trình trên chủ yếu là dùng để chỉ loại sành nâu.

Tóm lại, mặc dù gốm men là một khái niệm mang tính phổ quát và được sử dụng rất rộng rãi trong giới nghiên cứu, nhưng theo tôi, khi phân loại gốm cần xác định rõ, trong hai thành phần của đồ gốm là xương và men, lấy thành phần nào làm tiêu chí.
Theo khaocoviet.forum-viet.net
Google: Pottery & Ceramic

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Cân kỹ thuật KD-TBED


Cân kỹ thuật KD-TBED
Cân kỹ thuật KD-TBED

Thông tin chi tiết
 
Cân kỹ thuật KD-TBED
 - Cân KD-TBED 300g bước nhảy d=0.01g
 - Cân KD-TBED 600g bước nhảy d=0.01g
- Cân KD-TBED 1200g bước nhảy d=0.01g
- Chính xác cao ( độ phân giải bên trong:1/30.000 đến 1/60.000.)
- Màn hình hiển thị LED Số đỏ rỏ dể đọc.
- Chức năng tự kiểm tra pin
- Cổng giao tiếp RS-232 ( Lựa chọn)
- Các lựa chọn: Pin sạc (8.5V/0.2A hoặc AC/DC adaptor)
- Mà n hình hiển thị phía sau ( bao gồm)
- Thiết bị đạt độ chính xác cấp II theo tiêu chuẩn OIML.
- Ứng dụng: Cân tiểu ly, cân kỹ thuật
- Độ phân giải nội cao, tốc độ xử lý nhanh
- Thiết kế chống bụi, cũng như sự ảnh hưởng của môi trường
- Người sử dụng có thể lựa chọn các đơn vị khác nhau Kg/g/lb/oz/ozt/đếm PCS theo nhu cầu riêng.
- Thiết kế gọn nhẹ, có thể xách tay, dễ dàng di chuyển.
- Chức năng: cân trừ bì và thông báo chế độ trừ bì hiện hành.
- Chế độ thông báo tình trạng ổn định của cân.
- Cân có chức năng báo hiệu gần hết Pin.
- Chế độ tắt cân tự động (Automatic shut-off) giúp tiết kiệm năng lượng Pin.
- Phương thức định lượng : cảm biến từ (load cell).
- Kích thước đĩa cân : Þ 116 mm < 1Kg , 124 x 144 mm >1Kg (Đĩa cân bằng inox).
- Nguồn điện sử dụng : AC adaptor 8.5V/0.2A Dc/ pin sạc bên trong.
Tags: can dien tu

Cân CUB Mettler Toledo


Cân điện tử CUB Mettler Toledo

Cân CUB Mettler Toledo
Cân CUB Mettler Toledo

Thông tin chi tiết
    Can dien tu Cub: cân chuyên dùng trong môi trường thủy sản. Có tiêu chuẩn chống thấm nước, thích hợp sử dụng trong các cơ sở chế biến và cung cấp cá phi lê .....
ModelRW-1200RW-2220RW-3220RW-4220
Mức cân0.75kg/1.5kg1.5kg/3kg3kg/7.5kg7.5kg/15kg
Bước nhảy0.2g/0.5g0.5g/1g1g/2g2g/5g

- Kích thước mặt bàn 180 x 220mm 
- Đĩa cân Thép không rỉ Inox, dễ rửa 
- Màn hình hiển thị 2 mặt màn hình, Đèn Led sáng dễ đọc trong môi trường tối và ướt,6 số 
- Nhiệt độ hoạt động -5­­­­­­­­oC đến 40oC 
- Môi trường hoạt động Bình thường hoặc ẩm ướt với độ ẩm < 100% 
- Đơn vị cân g, lb 
- Nguồn điện cung cấp Bình ắc quy có sẵn hay Adaptor 220V/50Hz 
- Thời gian hoạt động 40 giờ liên tục 
- Tiêu chuẩn thắm nước IP55 
- Các chức năng khác Trừ bì, Tự động kéo về không, Tự đông tắt khi không sử dụng 
- Hãng sản xuất Mettler Toledo 
Sản phẩm cùng loại

Cân CUB Mettler Toledo
Cân CUB Mettler Toledo

Cân điện tử và nguyên lý hoạt động...

Cân điện tử và nguyên lý hoạt động.
   Can dien tu gồm 2 thành phần cơ bản. Thành phần thứ nhất là đòn cân, thành phần thứ 2 là mạch xử lý điện tử. Ở đây chúng ta nói về thành phần đòn cân. Tên tiếng anh của đòn cân là Strain Gauge Load Cell (hay còn gọi là Load Cell). Đòn cân được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính, bộ phận đầu tiên là “Strain Gauge” và bộ phận thứ 2 là “Load”. Strain Gauge là 1 điện trở nhỏ, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn, nuôi bằng một nguồn điện ổn định, nhỏ bằng móng tay, được dán cố định lên Load,là một thanh kim loại chịu lực. Thanh kim loại này một đầu được gắn cố định, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân (Đĩa cân). Khi để một khối lượng lên đĩa cân, thanh kim loại này sẽ bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra, điện trở Strain Gauge sẽ bị kéo dãn ra, thay đổi điện trở. Vì vậy, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Load, thanh kim loại sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở của Strain Gauge. 
    Thông thường, thanh kim loại sẽ được cấu tạo sao cho bất chấp vị trí ta đặt vật cân lên bàn cân, nó đều cho cùng một mức độ bị uốn. Như đã nói, cân điện tử sẽ đo lường mức độ bị uốn của thanh kim loại bởi trọng lực do vật cân gây ra nên cân điện tử chỉ cho chúng ta giá trị trọng lượng của vật. Để tìm khối lượng của vật, ta chia cho gia tốc trọng trường, mà gia tốc này thì không phải là một hằng số ở mọi nơi trên trái đất. Do đó, khi sản xuất cân, nhà sản xuất xây dựng một bộ hiệu chỉnh bên trong cân để hiệu chỉnh lại cân tại nơi cần sử dụng. 

   Khoảng uốn cong của thanh kim loại vào khoảng 1/500 cm. Mặc dù giá trị uốn cong rất nhỏ nhưng đủ để Strain Gauge phát hiện và đo lường khối lượng trong khoảng nhất định tùy theo loại cân. Strain Gauge bình thường chỉ phát hiện và đo lường trên một khoảng hẹp, nhỏ, cân điện tử nào đo khối lượng càng lớn và càng chính xác đòi hỏi khoảng Strain Gauge phát hiện càng rộng và độ nhạy càng lớn. Những cân điện tử như vậy càng đắt tiền và càng dễ hỏng nếu như thao tác cân không đúng. Những hành động như đặt đột ngột đặt vật cân có khối lượng cân nặng lên bàn cân rất dễ làm cho thanh kim loại bị biến dạng bất ngờ làm cân sẽ không chính xác và mau hỏng Strain Gauge. Đối với can dien tu cần thao tác nhẹ nhàng, đưa khối lượng cân từ từ lên bàn cân, lấy từ từ khỏi bàn cân, không ấn mạnh tay lên mặt cân để thử giá trị đo tối đa của cân cũng như không nên cân một khối lượng lớn vượt qua khỏi thang đo của cân.

Lựa chọn cân ô tô ưng ý


Can dien tu - Để lựa chọn cho mình hoặc công ty mình một chiếc cân ô tô, xe tải ưng ý, Quý Khách cần lưu ý một số điểm sau :
  • Lựa chọn mức cân max của cân :
            Mức cân max cân phải phù hợp với yêu cầu thực tế của Quý Khách và dự tính cho tương lai, thông thường giá cân ô tô không phụ thuộc nhiều vào mức cân max mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân .
            Ví dụ: Cân xe chở xăng dầu, gas chỉ cần dùng loại cân 30 - 40 tấn.
                        Cân xe chở quặng, chở sắt thép thường dùng từ loại 80 tấn trở lên. 
  • lựa chọn kích thước bàn cân:
            Kích thước bàn  cân cần phù hợp với chiều dài xe thường cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân vì ngoài đường lên cân còn có đường tránh. Kích thước bàn cân thường có các quy cách sau :Chiều ngang thường là 3m, chiều dài có các mức 10m, 12m, 14m, 16m, 18m ....Bàn cân càng dài càng nhiều tiền hơn.
  • Lựa chọn kiểu cân chìm hay nổi:
             Phụ thuộc vào địa hình và thế đất của Công ty.
            - Cân nổi : Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài, chi phí xây dựng móng cân thấp.
             - Nhược điểm : Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.
             - Cân chìm : Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy.
             - Nhược điểm :Hầm cân chìm chi phí xây dựng lớn. Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân .Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân .
  • Lựa chọn bước nhảy của cân :
  Bước nhảy của cân ( d hay e ) có thể là 5kg, 10 kg tùy theo nhà sản xuất nhưng tổng số bước nhảy n của cân không được quá 10.000e theo quy định cân cấp 3.
   Mức cân Max
Hai ô tô cùng có mức cân Max là 80 tấn và cùng kiểm định đạt tiêu chuẩn nhưng có bước nhảy khác nhau là : 10 kg và 20 kg thì cân có bước nhảy 10 kg có sai số cho phép nhỏ hơn .
  •  Lựa chọn thiết bị cân :

Thông thường các thiết bị đồng bộ do một hãng sản xuất có độ tương thích giữa các thiết bị tốt hơn nên độ ổn định và độ bền cao hơn các thiết bị đơn lẻ.
 Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất thiết bị cân, nhưng Mettler – Toledo là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.
  •  Lựa chọn khung bàn cân :

Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng vững và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và phần lớn được sản xuất tại Việt Nam, tùy thuộc vào tiêu chí phục vụ của nhà sản xuất mà thị trường có 2 loại kết cấu khung bàn cân  :
  •  Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C.
  •  Loại kết cấu bằng thép I đúc nhập khẩu .
Loại  kết cấu bằng tôn dập có lợi thế là lượng sắt thép sử dụng ít hơn và giá tôn rẻ hơn giá thép I đúc,  tương ứng là giá thành cũng rẻ khoảng trên dưới 30 triệu đồng/ bộ. Ngược lại loại kết cấu bằng thép I đúc nhập khẩu lại có độ bền lâu dài cao hơn hẳn.
Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng: loại kết cấu bằng tôn dập, loại khung này thường có giá bán tổng thể của cân rất rẻ, có lợi cho những nhu cầu muốn giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu. Ngược loại kết cấu bằng thép I đúc nhập khẩu sẽ giảm thiểu được những chi phí sửa chữa sau này mà nhiều khi không tính trước được.
  •  Lựa chọn giá cả của cân :
Như chúng tôi đã phân tích ở trên : Giá khung bàn cân ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành cân ( khoảng 2/3 giá thành cân ), mà trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 80 % nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi hẳn giá thành cân.
Hai chiếc cân của 2 nhà sản xuất khác nhau vừa lắp đặt xong thì đều đạt tiêu chuẩn để kiểm định và trong thời gian còn bảo hành thường ít gặp những hư hỏng đáng tiếc, nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ tách dần chiếc cân tốt và chiếc cân không tốt. Ngoài việc mất thời gian chờ đợi sửa chữa , thay thế thì chi phí sửa chữa nhiều khi còn lớn hơn cả chi phí " tiết kiệm được " lúc ban đầu.
          Do vậy có thể nói : giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ, giá cao hơn cũng không phải là giá đắt. 
Với một vài gợi ý nhỏ như trên, hy vọng sẽ giải đáp phần nào sự lựa chọn của Quý Khách. Chúc Quý Khách sẽ lựa chọn cho mình được chiếc cân ưng ý!


Tags: can dien tu

Cân điện tử 1kg


Cân điện tử 1kg



Tên sản phẩm: Can dien tu phân tích HZY-B (HZY HIGH Precision Balance)

Thông tin sản phẩm và chức năng cân điện tử phân tích HZY-B

- Khung được làm bằng hợp kim, mặt bàn cân làm bằng Inox.

- Chân đế có thể di chuyển mọi địa hình, thiết kế cho nhiều lĩnh vực

- Sử dụng trong ngành sản xuất, chế tạo, y tế, giáo dục, khoa học.

- Chính xác cao( độ phân giải bên trong: 1/6,000-1/30.000)

- Màn hình hiển thị LCD số sáng dễ nhìn.
-         Chức năng tự kiểm tra pin, tự động sáng đèn LED, tự động tắt nguồn.
-         Cổng giao tiếp RS-232( Lựa chọn). 
-         Màn hình hiển thị bằng trục đứng , phím chuyển đổi đơn vị kg/lb/Pcs/g êm nhẹ
-         Thiết bị đạt độ chính xác cấp III theo tiêu chuẩn OIML.
-         Thiết kế theo kiểu dáng công nghiệp. Phù hợp trong ngành công nghiệp, dịch vụ.
-         Lòng kính nhựa kèm theo chống bụi, cũng như sự ảnh hưởng của môi trường.
-         Đơn vị lượng TL.T dùng cho cân vàng Việt Nam.

Thông số kỹ thuật cân điện tử HZY-B

Tên mẫu cân
HZY-B   600g
HZY-B 1000g
HZY-B 2000g
HZT-Y 3000g
Bước nhảy( sai số)
0.01g
0.01g
0.01g
0.01g
Kích thước bàn cân
               Đĩa tròn 140mm
160mmx188mm
Màn hình hiển thị
 6 số –cao 18mm, màn hình LCD (LED backlight) ,5 phím căn bản dể sử dụng, hiển thị số , chấm cách nền. sản,can vàng,cân sàn 5 tấ0kg 
Đơn vị cân
Gram, ounce, carat, Lạng Hong Kong, Lạng Singapore, Lb
Nhiệt độ hoạt động
14° F / -10°C to 104° F / 40°C tại 10% - 80% độ ẩm , > 4000m so với mực nước biển 
Kích thước cân
270 x 190 x 75 cm
Nguồn điện
AC/DC: Adapter 9V
Chức năng
Trừ Bì, tự động về không, tự động tắt  nguồn khi không sử dụng, cân số lượng, tích lũy, cộng dồn, in, đếm số lượng, tính %
Hãng sản xuất
HZ TAIWAN 

Chuyển phát nhanh Việt Long (VietLong Express)


Chuyển phát nhanh Việt Long (VietLong Express) – Địa chỉ tin cậy của bạn.
Bạn muốn chuyển hàng hoá trong nước, ra nước ngoài? Bạn lo lắng hàng hoá của mình có đảm bảo không? Bạn lo lắng hàng hoá có tới nơi nhận? Bạn đang phân vân không biết nên chọn nơi nào để trao gởi niềm tin? – Hãy đến với Việt Long Express (Công ty cổ phẩn đầu tư thiết bị Việt Long (VietLongEXpress). Chúng tôi mang lại cho bạn hơn những thứ bạn cần. VietLong Express luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn và người thân.
chuyển phát nhanh

chuyển phát nhanh uy tín
Trung tâm chuyển phát nhanh Việt Long Express (VietLong Express) là một trung tâm giao nhận vận chuyển trong nước và quốc tế. Chuyển đi thư từ, bưu kiện, bưu phẩm, hàng hoá trong nước và quốc tế bằng các đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển,…
Việt Long Express đảm bảo giao và nhận hàng nhanh chóng, an toàn, uy tín và hiệu quả . Chúng tôi luôn đảm bảo chi phí, hiệu quả với mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ của Việt Long. Việt Long Express không ngừng mở rộng các loại hình đa dịch vụ bằng xe tải lớn, xe tải nhỏ, Container,…
Công ty chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ sau:
  • Chuyển phát nhanh quốc tế.
  • Chuyển phát nhanh nội địa.
  • Chuyển phát nhanh hàng không.
  • Chuyển phát hoả tốc.
  • Chuyển phát hẹn giờ.
  • Chuyển phát bưu phẩm.
  • Chuyển phát nhanh trong ngày.
  • Chuyển phát nhanh hàng nặng.
  • Chuyển phát nhanh đặc biệt.
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
Công ty Việt Long Express được thành lập dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn với một đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, năng động, nhiệt tình, kinh nghiệm, đầy đam mê và hoài bão. Công ty chúng tôi với phương châm: “Sản phẩm tốt – Dịch vụ chuyên nghiệp- Giá cả cạnh tranh”. Việt Long luôn đặt mục tiêu xây dựng và giữ lấy niềm tin với khách hàng làm thước đo cho sự phát triển của Công ty và mục tiêu để phục vụ quý khách hàng. Đến với Việt Long, khách hàng sẽ nhận được sự phục vụ chu đáo và tận tình nhất với sản phẩm được đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dịch vụ Viet Long Express nhận và giao hàng  24/24 bất kể khi nào khách hàng có nhu cầu. Với đội ngũ nhân viên  uy tín, nhiệt tình, chúng tôi luôn đặt uy tín của khách hàng lên đầu, quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhất của bạn. Việt Long là nơi bạn đến một lần sẽ muốn lưu lại dài lâu.
Với những phương tiện vận chuyển hiện đại, đầu tư phát triển không ngừng,… thị hoạt động ngày càng mở rộng, Việt Long tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Chỉ nghe, nhìn thôi chưa đủ. Bạn hãy một lần đến với Việt Long để tin đó là sự thật. Việt Long Express  vui lòng bạn đến, làm vừa lòng khi bạn đi.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa của công ty để có sự phục vụ tốt nhất, kịp thời nhất. Việt Long Express luôn hoan nghênh quý khách hàng.
TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIAO NHẬN VIỆT LONG - VIETLONG EXPRESS (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ VIỆT LONG - VIETLONG.JSC)

Trụ sở: 286 Hồng Lạc, Phường 11, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
VPGD: 23 Ba Vì, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 6296 2619  -  08. 6292 4304     Fax: 08. 6296 2686 

Email: vietlongexpress@gmail.com
Website: www.vietlongexpress.com
Hotline: 0909 165 879  -  0909 175 879 
Liên kết: Bảng giá Seo - Bảng giá seo website - Thép tấm - Thép ống